Tác động Vụ_làng_Nhô_1992

Gia đình Trịnh Văn Khải

Năm 2014, Trịnh Thị Thương—con gái ông Khải, đang làm chủ một xưởng thủ công nghiệp—kể lại “Khi bố và anh trai mất, mẹ em ốm suốt, may có bà con làng xóm cưu mang giúp đỡ mới qua được. Lúc ấy em đang học cấp 3, bị các bạn tẩy chay không thèm nói chuyện, nên em phải bỏ học; 15 tuổi phải đi làm thuê kiếm sống, lấy tiền chữa bệnh cho mẹ."[4]

Làng Lác Nhuế

Năm 2008, làng Lác Nhuế có 4.200 nhân khẩu, được chia thành 5 cụm dân cư; đây là một trong những làng có dân số đông nhất của tỉnh Hà Nam. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Hóa Nguyễn Ngọc Giao cho biết mức thu nhập bình quân của người dân làng Lác Nhuế khoảng 10 triệu đồng/năm.[1] Lác Nhuế là thôn giàu nhất huyện Kim Bảng tính đến năm 2013.[7] Năm 2014, Đồng Hóa là xã đầu tiên của tỉnh Hà Nam hoàn thành dồn điền đổi thửa, hơn 3.000 hộ gia đình trong tổng số 5.500 khẩu không còn phụ thuộc vào ruộng lúa.[4]

Văn hóa đại chúng

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng dựa trên sự kiện, sau đó tiểu thuyết được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập với tựa đề Chuyện làng Nhô.[2][4] Phim được chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam vào năm 1998, phát sóng lại lần nữa vào năm 2009 trên VTV4.[3] Nhân vật Trịnh Văn Khả trong phim được thể hiện là nhân vật phản diện, do diễn viên Nguyễn Hải đóng.[2][3] Ngọc Anh trên báo Công an nhân dân cho rằng "sự việc mà Trịnh Khải làm còn man rợ hơn nhiều những gì một Trịnh Khả làm trong phim".[3] Sau khi phim “Chuyện làng Nhô” chiếu trên truyền hình, dân làng Lác Nhuế bị các xã xung quanh cô lập – tẩy chay.[4][7]

Liên quan